Các cấp độ quyền riêng tư Quyền riêng tư trên Internet

Internet và quyền riêng tư kỹ thuật số (digital privacy) có khái niệm khá khác so với quyền riêng tư truyền thống. Quyền riêng tư trên internet chủ yếu liên quan đến việc bảo mật thông tin người dùng. Giáo sư luật Jerry Kang giải thích rằng thuật ngữ riêng tư thể hiện ở 3 khía cạnh là không gian, quyết định và thông tin. [5] Về không gian, các cá nhân kỳ vọng không gian vật lý của họ (ví dụ: nhà, xe hơi) không bị xâm nhập. Cuối cùng, quyền riêng tư thông tin liên quan đến việc thu thập thông tin người dùng từ nhiều nguồn khác nhau, để tạo ra các cuộc thảo luận quy mô lớn.

Tại Hoa Kỳ, Lực lượng đặc nhiệm cơ sở hạ tầng thông tin (IITF) năm 1997 được tạo ra dưới thời Tổng thống Clinton đã xác định quyền riêng tư thông tin là "yêu cầu của một cá nhân để kiểm soát các điều khoản về thông tin cá nhân của họ hay còn gọi là thông tin nhận dạng cá nhân về việc thu thập, tiết lộ và sử dụng".[6] Vào cuối những năm 1990, với sự phát triển của internet, chính phủ, các công ty và các tổ chức khác cần phải tuân thủ các quy tắc mới để bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân. Với sự tăng trưởng của internet và mạng di động, quyền riêng tư trên internet là mối quan tâm hàng ngày của người dùng.

Đối với những người chỉ có mối quan tâm thông thường về quyền riêng tư trên internet thì họ sẽ không cần đến chế độ ẩn danh hoàn toàn. Dù vậy, họ có thể bảo vệ quyền riêng tư của họ thông qua việc tự kiểm soát việc tiết lộ thông tin cá nhân bằng cách hạn chế điền thông tin cá nhân vào các biểu mẫu trên internet, công khai số điện thoại, địa chỉ trên mạng xã hội,.... Mặt khác, một số người có nhu cầu bảo mật sự riêng tư mạnh mẽ hơn nhiều. Trong trường hợp đó, họ có thể thiết lập chế độ ẩn danh internet để đảm bảo quyền riêng tư - tức là sử dụng internet mà không cho bất kỳ bên thứ ba nào khả năng liên kết các hoạt động internet với thông tin nhận dạng cá nhân của người dùng internet. Để giữ thông tin của bản thân ở chế độ riêng tư, người dùng cần cẩn thận với những gì mình gửi và xem trực tuyến. Khi điền vào biểu mẫu và mua hàng hóa, thông tin được theo dõi và vì nó không riêng tư, một số công ty gửi cho người dùng những spam và quảng cáo về các sản phẩm tương tự.

Đăng những thứ trên internet có thể gây hại hoặc khiến mọi người bị tấn công. Một số thông tin được đăng trên internet vẫn tồn tại trong nhiều thập kỷ, tùy thuộc vào các điều khoản dịch vụ và chính sách bảo mật của các dịch vụ cụ thể được cung cấp trực tuyến. Điều này có thể bao gồm các bình luận, hình ảnh được viết trên blog, trang web và các kênh truyền thông xã hội chẳng hạn như Facebook, InstagramTwitter. Tất cả đều được lưu trữ vào không gian ảo và một khi được đăng, bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy và truy cập nó. Một số nhà tuyển dụng có thể nghiên cứu một nhân viên tiềm năng bằng cách tìm kiếm trực tuyến các chi tiết về hành vi trực tuyến của họ, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả của ứng viên.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quyền riêng tư trên Internet http://news.cnet.com/2100-1030_3-6103098.html http://www.aaai.org/ocs/index.php/SSS/SSS10/paper/... http://conferences.sigcomm.org/sigcomm/2009/worksh... http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tin... https://adage.com/article/digital/sen-rockefeller-... https://www.canadianlawyermag.com/news/opinion/ip-... https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=645... https://www.nytimes.com/2013/07/18/technology/pers... https://www.nytimes.com/2017/03/29/opinion/how-the... https://www.nytimes.com/2017/03/29/opinion/republi...